Chuyển đổi số giáo dục: 3 rào cản lớn và cách tiếp cận thực tế từ mô hình lớp học thông minh
Trong những năm gần đây, chuyển đổi số giáo dục được xem là định hướng trọng tâm của nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, không ít mô hình vẫn rơi vào thực trạng: đầu tư đã có, thiết bị đã về, nhưng hiệu quả lại chưa đến.
Từ kinh nghiệm triển khai tại nhiều tỉnh thành, Nexta nhận diện ba rào cản lớn đang cản bước chuyển đổi số thực chất trong nhà trường: thiếu tính đồng bộ về hệ thống, giáo viên chưa sẵn sàng vận hành công nghệ và thiếu công cụ đo lường hiệu quả.
Rào cản 1: Có thiết bị nhưng không có hệ sinh thái
Không ít trường học được trang bị bảng tương tác, máy tính bảng, phần mềm giảng dạy… nhưng trong thực tế, các thiết bị này rơi vào trạng thái “có mà không dùng” hoặc “dùng không đúng mục tiêu”. Lý do đến từ cách triển khai rời rạc: phần mềm không tích hợp với phần cứng, thiếu hệ thống quản trị tập trung, mỗi hạng mục do một bên cung cấp, dẫn đến việc vận hành bị đứt gãy.
Với Nexta, giải pháp không nằm ở từng sản phẩm riêng lẻ, mà là một hệ sinh thái giáo dục thông minh được thiết kế đồng bộ. Mô hình lớp học của Nexta bao gồm 4 thành phần: bảng tương tác thông minh, máy tính bảng giáo viên Nexta eTeacher, nền tảng quản lý học tập Nexta Edu LMS và hệ thống quản trị thiết bị Nexta CMS – tất cả cùng vận hành trên một nền tảng thống nhất, giúp nhà trường dễ dàng triển khai, mở rộng và kiểm soát hiệu quả.

Rào cản 2: Giáo viên chưa sẵn sàng
Công nghệ không thể tự tạo ra chuyển đổi nếu người sử dụng không được chuẩn bị. Dù phần lớn giáo viên đều có tinh thần đổi mới, nhưng rào cản trong thao tác, sự thiếu thời gian, thiếu hướng dẫn cụ thể khiến công nghệ vẫn là điều gì đó… xa lạ trong tiết học thường ngày.
Đó là lý do Nexta lựa chọn hướng tiếp cận trực tiếp tại trường – cầm tay chỉ việc – thay vì chỉ tập huấn lý thuyết. Đội ngũ chuyên gia sẽ đồng hành cùng giáo viên từng bước: từ thiết kế bài giảng số, tổ chức lớp học tương tác, đến giao – nhận – chấm bài online. Giao diện được tối giản hóa, tích hợp kho học liệu mở, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và thao tác dễ dàng hơn.

Rào cản 3: Không đo lường được hiệu quả
Không thể quản lý điều gì không thể đo lường. Nhưng hiện nay, phần lớn nhà trường chưa có đủ công cụ để đánh giá hiệu quả sử dụng công nghệ trong giảng dạy. Việc thiếu dữ liệu khiến nhiều hoạt động chỉ dừng lại ở mức hình thức.
Với nền tảng Nexta, toàn bộ hệ thống đều được tích hợp báo cáo theo thời gian thực. Ban giám hiệu có thể theo dõi tần suất sử dụng thiết bị, mức độ tương tác của giáo viên – học sinh, tiến độ học tập theo từng chủ đề… Từ đó, nhà trường có đủ dữ liệu để điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, đánh giá nội bộ, cũng như tổng hợp báo cáo gửi cấp quản lý một cách minh bạch.
Không chỉ là thiết bị, mà là một quá trình đồng hành
Nexta không chỉ cung cấp giải pháp công nghệ, mà còn đồng hành cùng nhà trường trong suốt quá trình chuyển đổi. Quy trình triển khai bao gồm 4 bước: khảo sát – tư vấn mô hình – triển khai đồng bộ – đào tạo & đồng hành, với các mô hình lớp học được thiết kế linh hoạt theo nhu cầu thực tế của từng địa phương.
Từ Hà Nội, Hải Phòng đến Thanh Hóa, Bắc Ninh…, mỗi mô hình lớp học thông minh được triển khai là một hành trình kiến tạo, không chỉ đổi mới cách dạy – cách học, mà còn thay đổi cách tiếp cận công nghệ trong giáo dục.
Chuyển đổi số giáo dục không chỉ là câu chuyện đầu tư công nghệ. Đó là một quá trình yêu cầu sự đồng bộ về tư duy quản trị, phương pháp giảng dạy và hạ tầng công nghệ. Việc nhận diện đúng những rào cản đang tồn tại là cơ sở để từng bước tháo gỡ và xây dựng những mô hình lớp học thực chất – nơi công nghệ trở thành công cụ hỗ trợ hiệu quả cho cả giáo viên và học sinh.