Câu 1. Khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở vị trí nào?

a. Đặt ở phần vần.

b. Đặt ở âm chính.

c. Đặt ở âm cuối.

d. Đặt ở phần vần, trên hoặc dưới âm chính.

Câu 2. Câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm” nói lên phẩm chất gì?

a. Táo bạo, liều lĩnh.

b. Nhiều sáng kiến.

c. Chỉ tính mạnh dạn, nhiều sáng kiến.

d. Chỉ tính mạnh dạn, táo bạo, nhiều sáng kiến.

Câu 3. Đọc kĩ bài tập đọc Lòng dân (SGK Tiếng Việt 5, tập 1 trang 24, 25 và 29, 30, 31) và trả lời các câu hỏi sau:

1. Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?

a. Chú bị thưong nặng, chạy vào nhà dì Năm.

b. Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chay vào nhà dì Năm.

c. Chú bị bọn mật thám vây bắt, chạy vào nhà dì Năm.

d. Cả a,b,c đều đúng.

2. An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?

a. An trả lời: người cán bộ không phải là cha của mình.

b. An trả lời: cháu kêu bằng ba chứ không phải là tía.

c. An trả lời: đây là chú cán bộ.

d. An dẫn bọn giặc vào nhà để bắt chú cán bộ.

3. Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

a. Vì nhân dân là động lực, là chỗ dựa vững chắc của cách mạng.

b. Vì tấm lòng của người dân đối voi cách mạng.

c. Vi nhân dân tin yêu cách mạng, sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng.

d. Vì cách, mạng đem lại quyền lợi cho người dân.

Câu 4. Đọc kĩ bài tập đọc Mưa rào (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 31, 32) và trả lời các câu hỏi sau:

1. Một buổi có những đám mày bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đẩy trời. Mày tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền den xám xịt.

Tác giả miêu tả những đám mây nhằm mục đích gì?

a. Đưa ra những dấu hiệu báo một còn bão sắp đến.

b. Đưa ra những dấu hiệu báo một ngày đẹp trời.

c. Đưa ra những dấu hiệu báo một cơn mưa sắp đến.

d. Đưa ra những dấu hiệu báo một ngày không nắng cũng không mưa.

2. Tác giả quan sát còn mua bằng những giác quan nào?

a. Bằng mắt (thị giác), bằng tai (thính giác)

b. Bằng cảm giác làn da (xúc giác)

c. Bằng mũi ngửi (khứu giác)

d. Bằng mắt, bằng tai, bằng cảm giác của làn da và bằng mũi.

3. Tác giả tả cơn mưa theo thú tự nào?

a. Tả từng bộ phận của cảnh.

b. Tả sự thay đổi của cảnh theo không gian.

c. Tả sự thay đổi của cảnh theo thời

d. Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian và không gian.

Câu 5. Câu tục ngũ “Cáo chết ba năm quay đầu về núi” có ý nghĩa gì?

a. Làm người phải thủy chung.

b. Làm người phải gắn bó với quê hương.

c. Làm người sống với nhau phải có tình có nghĩa.

d. Làm người phải biết yêu thương và đoàn kết với nhau.

Câu 6. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” mang ý nghĩa gì?

a. Đất được coi như vàng và quý như vàng.

b. Lấy cái nhỏ bé (tấc đất) so sánh với cái lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất.

c. Đất quý giá vì nuôi sống được con người, đất là nơi ngươi ở.

d. Phê phán hiện tượng lãng phí đất và đề cao giá trị của đất.

Câu 7. Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì:

a. Cùng là cái nhau (cái rau) nuôi thai nhi trong bụng mẹ.

b. Xem mình đều là con rồng cháu tiên, đều sinh ra từ trong bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.

c. Cùng chỉ loài người với nhau.

d. Có quan hệ thân thiện với nhau, cùng sống, cùng chết với nhau.

Câu 8. Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngưng lại. Mưa ào ạt, (…).

Một lát sau, mưa ngỏt dẩn rồi tạnh hẳn.

Chọn đoạn văn nào duói đây để điền vào chỗ (…) trong đoạn văn trên cho hợp lí nhất?

a. mưa lao xuống, giọt ngã, giọt bay. Nhìn ra sân chỉ thấy một màu nước trắng xóa. Gió thổi mạnh, cây cối ngả nghiêng. Mưa lộp độp trên mái nhà, trên phiến nứa. đập lùng bùng vào những tàu lá chuối. Mưa xối được một lúc thi bỗng trong vòm trời tối đen vang lên những tiếng ì ầm. Tiếng sấm của một cơn mưa đẩu mùa.

b. mưa xối xả làm cây cối nghiêng ngả. Ngoài đường loáng thoáng chỉ một vài chiếc ô tô chạy qua. Nưổc chảy cuồn cuộn dồn vào các mương rãnh.

c. mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung những tấm rèm và lay giật những cánh của sổ làm chủng mở ra đóng vào ầm ẩm. Mưa xối được một lúc.

d. xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống. Mặt đất kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.

Câu 9. Khi kể một câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia, em nên kể theo trình tự nào cho đúng?

a. Kể câu chuyện diễn ra trong một thời gian nhất định, ỏ một địa điểm nhất định (có đầu, có cuối)

b. Kể theo cách nói những điểu em biết về một người (không cần kể thành một câu chuyện có đẩu, có cuối)

c. Cả a, b đều đúng.

d. Cả a, b đều sai.

Câu 10. Lập dàn ý miêu tả một cón mưa.

Comments are closed.