Ta để dành tiền với ba lí do: một, để phòng thân trong trường hợp khẩn
cấp; hai, để chi dùng khi về hưu; và ba, để mua thứ gì đó ta thực sự mong
muốn. Nhiều người cho rằng ta nên để dành tiền với tâm niệm không bao giờ
đụng đến trừ trường hợp nguy cấp nhất. Đây là một quan điểm có cơ sở, và
sẽ được bàn đến ở phần sau của cuốn sách. Nhưng trước tiên, hãy nghĩ tới
mẹo tập trung nhấn mạnh vào niềm vui thích thuần túy của việc dành dụm
tiền với con bạn. Đơn giản điều đó có thể sẽ gắn bó với trẻ cả đời!

Thực hành : Hãy hỏi con bạn, “Con thích một công việc được trả một
triệu đô la một năm hay một công việc được trả một xu vào ngày đầu và
nhân đôi mức lương mỗi ngày trong vòng một năm?” Sau đó lấy máy tính ra
và cùng trẻ làm bài toán này. Rất đơn giản, bạn chỉ cần liên tục “nhân hai…
nhân hai…” và đếm số ngày. Nhân tới ngày thứ 28, bạn đã giúp trẻ nhìn ra
được vấn đề rồi đấy.
Hãy giúp nhóc lớn nhà bạn tìm trên Internet cụm từ lãi suất tiết kiệm kép .
Những số liệu trẻ tìm được sẽ lập tức khiến việc tiết kiệm trở thành một viễn
cảnh lí thú.
Với các bé nhỏ hơn, tôi gợi ý bạn tiếp cận đề tài tiết kiệm với lí do thứ ba
– tiết kiệm để mua một thứ nó rất thèm muốn.
Người lớn thường tiết kiệm tiền cho:
Con nhỏ. – Xe cộ – Quần áo
Giáo dục. – Nhà đất – Đi du lịch
Đồ nội thất. – Sửa sang nhà cửa
Trang sức – Phòng khi về hưu

Thực hành : Giúp trẻ lập một danh sách những thứ chúng có khả năng
dành dụm tiền để mua. Đi tới các cửa hàng hay lên các trang mua sắm trên
mạng để xem giá những thứ trong danh sách đó, rồi tính xem trẻ sẽ phải
dành dụm trong bao lâu để mua được các vật này.
Các bậc phụ huynh hãy nhớ rằng hiếm có niềm vui sướng nào cao hơn
việc tự mình kiếm được những đồng tiền và dùng chúng để mua những thứ
mình thực sự yêu thích. Bạn còn nhớ niềm hân hoan khi mua được chiếc
máy nghe nhạc hay chiếc xe đầu tiên chứ? Cha mẹ có thể cho trẻ thấy niềm
vui sướng này ngay từ khi chúng còn nhỏ, và đó sẽ là một món quà có giá trị
cả đời dành cho trẻ.