cảm giác

Buổi sáng hôm đó khi vừa mở mắt ra, tôi có cảm giác rất khó chịu, cứ như tôi bị cúm vậy. Thấy đau trong người, nhưng tôi nghĩ mình không bị ốm, nên tôi ra khỏi giường, gắng rũ bỏ cảm giác khó chịu để vào bếp lấy chút cà phê. Thường thì vào ngày này, mẹ tôi đang ở dưới thị trấn và hẳn là bà đang thưởng thức tách trà buổi sáng của mình. Tôi luôn mong bà có thể sống ở Los Angeles vói tôi, nhưng bà vẫn là nhân viên chính thức tại Chicago và ngày bà nghỉ hưu vẫn còn xa lắm. Tôi rất thích ngắm nụ cười ngọt ngào của bà và tận dụng từng phút tôi có để ở bên bà. Tôi vui vì sáng nay, con trai tôi, Evan, vẫn còn đang ngủ, nên tôi có thời gian để nói chuyện vói bà, nghe bà kể những câu chuyện phiếm thường ngày tại noi tôi sống ngày xưa. Khi tôi dừng một phút để thưởng thức ngụm cà phê đầu tiên, tôi nghe thấy một giọng nói vang lên trong đầu mình: “Evan chưa bao giờ ngủ dậy muộn như thế này.”

Tôi dừng uống cà phê và nhìn đồng hồ. Giọng nói trong tôi đã đúng. Evan luôn thức dậy lúc 7 giờ sáng, gần như đúng từng giây, và bấy giờ đã là 7 giờ 45 phút. Tôi đặt cốc cà phê xuống và nói với B mẹ rằng tôi phải đi xem xem Evan thế nào. Tôi đi xuống tầng dưới, cảm giác mệt mỏi lúc trước lại dâng lên. Khi tôi tói gần phòng Evan, tim tôi bắt đầu đập dồn dập. Tôi không hiểu điều gì đang xảy ra. Tôi bắt đầu lao ngay tói phòng con và mở toang cửa. Âm thanh mà tôi nghe được lúc đó sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí tôi: con trai tôi đang vật lộn để thở. Tôi chạy tới bên giường và thấy con tôi đang gắng hít từng giọt không khí. Tôi chộp lấy con lên tay và hét vói tất cả sức lực của mình: “Điều gì đó đã xảy ra vói Evan thế này. Lạy chúa, hãy giúp tôi!”

Tôi bế đứa con đang mềm oặt chạy vào phòng khách khi John, bố Evan, lao tói gọi cấp cứu 911. Tôi đặt Evan nằm xuống và cởi bỏ tất cả quần áo của con ra. Mẹ tôi thì hét lên khi Evan bị co giật và thở khò khè. Tôi nhìn vào đôi mắt con lúc đó đang mở to và thấy một bên đồng tử đã giãn ra, còn bên kia thì nhỏ lại. Tôi tiếp tục hét lên: “Điều gì đã xảy ra với con tôi vậy? Điều gì đã xảy ra?”

Tôi không biết phải làm gì. Da Evan tái nhợt đi, và đôi môi không còn đỏ hồng nữa. Tôi ghé môi mình gần tai con và nói: “Hãy ở lại với mẹ, con yêu, hãy ở lại với mẹ. Mẹ ở đây rồi.” Ý nghĩ có một đứa con bị tổn thương não bộ thoáng qua trong đầu tôi. Tôi sợ tôi sẽ không bao giờ được nhìn con tôi làm tất cả những hành động ngây thơ đáng yêu của nó nữa. Tôi muốn có lại Evan. Tôi muốn tất cả những điều này hãy chấm dứt ngay tức khắc.

Cuối cùng, sau 14 phút chờ đợi lâu nhất trong đời, tôi mới thấy những nhân viên y tế đi chậm chạp lạ thường vào nhà tôi. Tôi chạy ra ngoài và hét lên: “Đừng đi quá chậm như vậy. Làm ơn tới đây ngay, hãy chạy đi!”

Họ đi nhanh hơn nhưng bắt đầu nói về con trai tôi một cách lạ thường. Tôi thấy một người trong số họ nói “co giật”, và điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Có phải việc co giật này chỉ kéo dài một phút đâu? Tôi không biết Evan đã co giật bao lâu cho tói khi tôi phát hiện ra, nhưng nó đã như vậy được 15 phút trước khi những nhân viên y tế kia đến. Thật khủng khiếp. Không có ai trong gia đình nhà tôi từng bị co giật như vậy. Tôi thực sự bối rối.

Họ rất vất vả mới có thể tiêm cho Evan một mũi IV vì Evan đang bị co giật. Tôi liên tục yêu cầu những nhân viên y tế kia dừng lại. Tôi nhìn sang khuôn mặt John và thấy anh cũng đang lo sợ. Sau vài nỗ lực thất bại, cuối cùng họ cũng cắm được mũi kim vào mạch của Evan và bắt đầu tiêm thuốc. Vài phút sau, Evan dừng co giật, hoi thở trở lại bình thường. Giờ con tôi như bất tỉnh. Tôi đứng đó, chết lặng. Một nhân viên y tế nhìn tôi và nói: “Ai sẽ đi cùng chúng tôi lên xe cấp cứu? Chúng tôi chỉ còn đủ chỗ cho một người.”

Tôi trả lời rất nhanh: “Tôi”.

Tôi không có thời gian để tranh cãi với John về việc ai sẽ lên ngồi trên xe cấp cứu. Tôi thầm cảm ơn khi anh không đôi co. Anh đáp lại rất nhanh: “Anh sẽ theo sau”.

Nhân viên y tế trông quần áo của tôi và nói: “Được thôi, vậy thì tại sao chị không đi thay đồ và gặp lại chúng tôi ở ngoài xe nhỉ?”

Tôi nhìn xuống và thấy mình vẫn đang mặc bộ đồ ngủ bằng vải flanen hình những con bọ Bunny. Tôi đáp: “Tôi thấy mình ổn trong trang phục này. Ta đi thôi.”

Một nhân viên y tế khác cầm nhẹ cánh tay tôi và kéo tôi vào phòng khác. “Sẽ mất vài phút để chúng tôi nghĩ xem nên đưa con chị tới bệnh viện nào. Vậy nên giờ chị hãy đi thay đồ đi.” Nghe vậy, tôi chạy vào tủ quần áo của tôi. Tôi không thể nhìn rõ thứ gì nữa nên vớ lấy bất cứ cái áo nào không có hình các nhân vật hoạt hình trên đó. Tôi chạy ra ngoài khi họ vừa đặt Evan lên khoang sau của xe. Khi tôi ngồi lên ghế dành cho khách ở đằng trước, tôi nhìn thấy mọi người sống trong khu phố đang đứng trước cửa nhà họ, tay che miệng và lắc đầu. Không có gì tồi tệ hơn việc nhìn thấy một đứa trẻ bị đặt lên xe cấp cứu.

Khi chúng tôi tới được đường cao tốc thì giao thông thật hỗn loạn. Chúng tôi bị tắc tại đoạn khủng khiếp nhất vào giờ cao điểm buổi sáng. Tôi quát mắng người lái xe và yêu cầu anh ta hãy làm điều gì đó, còn anh ta nói anh ta chẳng thể làm được gì. Không thể len lỏi được trên con đường cao tốc này. Cuối cùng, tôi cũng yêu cầu anh ta cho xe ra khỏi xa lộ và đi tắt qua những phố nhỏ, nhưng tình hình cũng không khả quan hơn. Thật ngạc nhiên khi thấy biết bao người hoàn toàn lờ đi chiếc xe cấp cứu đang đi qua; họ không thèm tránh đường. Nếu hôm ấy mà có súng thì tôi đã bắn chết những con người ích kỷ trên đường đó rồi. Sau 35 phút, chúng tôi tói bệnh viện. Họ để Evan lên xe đẩy của bệnh viện và bắt đầu một loạt các câu hỏi.

“Cậu bé bao nhiêu tuổi?”
“Con tôi được hai tuổi rưỡi.”
“Con chị có bị sốt không?”
“Không, theo tôi thì không,” tôi trả lời.

“Nhà chị có ai khác bị co giật không?”
“Không, không ai hết,” tôi nói.
“Cậu bé có bị thương hay gì đó không?”
“Không, lúc tôi phát hiện ra cháu trên giường thì cháu đã bị thế này rồi,” tôi nói.

Họ bắt đầu một loạt các kiểm tra, lấy máu và xem xét hai đồng tử. Tôi ngồi bên giường và vuốt nhẹ tay lên trán cháu. Tôi hát bài hát ru mà tôi đã hát cho cháu nghe khi cháu còn bé và cầu Chúa để con tôi tỉnh dậy và gọi “Mẹ ơi!”.

John và mẹ tôi tới. Khuôn mặt họ trông thật buồn thảm. Tôi thậm chí cũng không thể hình dung là vẻ mặt tôi trông giống họ như thế nào. Thực sự, chúng tôi không nói với nhau nhiều. Tất cả chúng tôi chỉ chú tâm vào thiên thần bé nhỏ đang nằm trên chiếc giường trước mặt.

Vài giờ đã trôi qua nhưng vẫn chưa có phản ứng gì từ Evan. Bác sĩ đi vào và nói họ sẽ tiến hành chụp cắt lóp (CAT scan) để xem não cháu có khối u nào không. Tôi lắc đầu trước khả năng chẩn đoán bệnh như vậy. Tôi nhìn theo khi Evan được đưa vào phòng chụp cắt lóp và chờ kết quả. Kết quả âm tính. Cảm cm Chúa. Cảm on ngài. Không có khối u nào!

Ba giờ nữa trôi qua mà vẫn không có phản ứng gì từ con trai tôi. Tôi bắt đầu bị kích động khi không hiểu vì sao, sau con co giật, đã sáu giờ trôi qua mà cháu vẫn chưa mở mắt. Một bác sĩ khác bước vào phòng và nói ông ấy muốn kiểm tra xem cháu có bị viêm màng não không, vì đôi khi viêm màng não và chứng co giật hay song hành. Sau khi tôi đồng ý, họ nói vói tôi việc kiểm tra này cần phải cắm kim vào xương sống để lấy ra chút dịch. Tôi đau đón khi nghĩ về việc Evan lại phải trải qua những xét nghiệm khác, nhưng tôi biết việc này là cần thiết.

Họ thường phải gây mê bọn trẻ khi tiến hành công việc này, và vì Evan vẫn chưa tỉnh nên họ muốn làm vậy ngay. Nhung tôi biết chữ “ngay” trong bệnh viện có nghĩa là cũng phải chờ đến ca trực tiếp theo. Sau một giờ chờ đợi, tôi nhận thấy mắt Evan bắt đầu nhấp nháy. Mắt tôi nhòa lệ khi tôi thủ thỉ: “Chào chim con, là mẹ đây.”

Mắt con tôi như hóa đá và trống rỗng. Mặc dù tôi vui mừng khi cháu đã tỉnh, nhưng tim tôi đau đón trước đôi mắt vô hồn của cháu. Tôi muốn Evan như trước. Tôi không muốn chờ đợi thêm nữa. Tôi cố gắng một lần nữa. “Chào chim con, là chim mẹ đây.”

Đôi mắt cháu khép lại, quay sang trái và cứ như vậy. Trông cháu xanh xao quá nên tôi gọi y tá. Họ tói và bắt đầu lay nhẹ cháu để cháu thoát ra khỏi thế giói mà cháu đang lạc vào đó.

“Chào cháu, Evan, cháu có nhìn thấy mẹ cháu không? Cháu có nhìn thấy mẹ cháu không?” Họ nói vậy rất nhiều lần mà không có kết quả. Sau đó, mắt cháu nhắm hẳn và cháu lại ngất đi. Tôi không biết phải hiểu điều này là thế nào. Đó là tất cả những gì còn lại của con trai tôi sao? Ngay cả bác sĩ trông cũng rất lo lắng. Đã tám giờ trôi qua từ lúc cháu bị co giật, và cháu vẫn chưa tỉnh. Tôi cầu Chúa và nói Ngài có thể mang tôi đi sớm hơn, chỉ cần Ngài khiến con trai tôi khỏe lại. Tôi bò lên giường cạnh con trai tôi và khóc dữ dội. Một lần nữa, đôi mắt cháu lại mấp máy. Lần này, cháu nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi mở nụ cười rạng rỡ nhất mà tôi có thể và nói: “Chào con yêu, Evan. Là mẹ đây mà!”

Cháu nhìn tôi chằm chằm và không đáp lại. Có vẻ như cháu không nhận ra tôi là ai. Cháu chỉ nhìn tôi và dõi theo mọi cử chỉ khác. Tất cả các bác sĩ đều quay trở lại, soi đèn vào mắt cháu, chọc tay rồi véo nhẹ vào cơ thể cháu để xem cháu có phản ứng gì không. Có phản ứng. Cháu bắt đầu khóc, nhìn tôi và nói từ tuyệt vời nhất mà tôi từng nghe: “Mẹ”. Tôi òa khóc và ôm lấy con. Cháu vẫn không phải là chính mình và thực sự cũng không phản ứng mạnh với bất cứ cái gì khác, nhưng tại thời điểm đó, tôi không quan tâm. Cháu đã nhìn tôi và nói: “Mẹ”.

Họ tiến hành thêm một vài kiểm tra gây kích thích rồi nói họ đã sẵn sàng để tiến hành kiểm tra viêm màng não.

“Các ông đang nói về thứ chết tiệt nào vậy?” Tôi hỏi. “Cháu nó mới chỉ tỉnh dậy sau tám giờ đồng hồ liền, và các ông đã định chọc kim vào lưng cháu để hút dịch ra sao? Hơn nữa, giờ cháu mới tỉnh, và không đời nào tôi cho phép các ông gây mê con tôi sau khi cháu nó bị ngất đi lâu như vậy.”

Họ đồng ý sẽ không gây mê cháu. Họ có một kế hoạch khác. Họ muốn làm thủ tục đó khi cháu thức và tỉnh táo. Tôi bắt đầu kích động. Tôi không biết phải làm gì nữa. Các bác sĩ nói vói tôi và John rằng đó là cách duy nhất để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh viêm màng não, nên nó phải được tiến hành. Cả hai chúng tôi đau đớn chấp nhận. Tôi hỏi John, liệu anh ấy có thể ở cùng Evan khi họ tiến hành không. Hoặc bố hoặc mẹ phải giữ cháu để cháu không cử động. Tôi biết trái tim mình không thể chịu đựng được khi chứng kiến con mình bị kim đâm vào cột sống. Tôi không thể làm được điều. Tôi mong tất cả những chuyện này sẽ qua đi. Tôi muốn thức dậy và bắt đầu một ngày mới.

Các bác sĩ quay trở lại với kết quả xét nghiệm và nói rằng cháu không bị viêm màng não, nhưng để đề phòng, họ vẫn định sẽ tiêm cho cháu loại kháng sinh liều cao mà họ đã dùng vói những bệnh nhân bị viêm màng não. Tuy điều đó chẳng dễ chịu chút nào vói tôi, nhưng tôi vẫn đồng ý bởi vì chẳng có gì sai khi tiêm kháng sinh dù bạn không thực sự cần, phải không? Không hoàn toàn như vậy!

Đêm hôm đó, họ thú nhận với tôi điều đó, và sáng hôm sau, nhà thần kinh học Doogie Howser vào phòng kiểm tra cho Evan trước khi cho cháu ra viện. Nhà thần kinh học này nói Evan đã bị sốt co giật và cần dùng luân phiên giữa thuốc giảm đau Tylenol và thuốc giảm sốt Motrin cứ sau mỗi ba giờ đồng hồ. Tôi xen vào khi ông ta đang chẩn đoán và nói: “Xin lỗi, tôi nghĩ sốt co giật xảy ra khi trẻ bị sốt. Nhưng con trai tôi không bị sốt và không hề bị Ốm.” (Tôi biết điều này nhờ một lần lên mạng khi Evan còn nhỏ để tìm thông tin về các loại sốt và cách chữa trị chúng. Tôi đã đọc qua một số thông tin về loại sốt co giật này).

Ông ta đáp rằng: “ồ, chị không biết rồi – cháu nó hẳn là bị ốm và đã khỏi đó.” Được thôi, liệu bạn có thể tin được lời giải thích này không? “Cháu nó hẳn là bị ốm và đã khỏi đó?” Tôi đứng lặng thinh vì không thể nghĩ ra được cách nào lịch sự để nói, “Ông đúng là một đồ xuẩn ngốc.”

Tôi mặc quần áo cho Evan khi chờ John tới đón. Tôi yêu cầu John mua cho Evan một cái giường dành cho trẻ đã lớn và đập cái giường cũ đi. Tôi không muốn nhìn thấy cái giường đó thêm một lần nào nữa. Đến lúc ra về, tôi dựng Evan dậy cho cháu đứng thì ngay lập tức cháu ngã ra. Cháu không giữ được thăng bằng, thậm chí còn tỏ ra như bị lập dị. Cháu không nói nhiều, thái độ của cháu thật kì cục. Tôi thực sự rất lo lắng khi cháu không thể đi theo đường thẳng được. Tôi đưa cháu ra xe và cảm thấy như được giải thoát khi được ra khỏi bệnh viện và tất cả những trải nghiệm kinh khủng vừa qua. Tôi đang đưa con mình về nhà, và cầu mong cháu sẽ sớm trở lại chính độ tuổi của mình.

Tôi cảm thấy buồn vui lẫn lộn khi bước vào ngôi nhà của mình. Tôi vui vì được ở đây nhưng lại buồn bởi kí ức về những sự kiện hôm trước đã xảy ra trong ngôi nhà này. Tôi ước mình có thể nói mọi việc đã chấm dứt ở đây và con co giật kia chỉ là chuyện chẳng may. Nhưng thực ra, đó mới chỉ là điểm bắt đầu.

Nguồn: Sưu tầm