Các ngôi sao trông như những đốm sáng nhỏ trên bầu trời đêm, nhưng chúng không nhỏ chút nào. Thực ra, chúng là những quả cầu khí nóng khổng lồ rực cháy. Trông chúng nhỏ bé chỉ bởi vì chúng nằm cách xa ta hàng triệu, hàng tỉ kilômét. Nếu bạn có thể đến gần một ngôi sao, bạn sẽ thấy nó trông giống như Mặt Trời của chúng ta vậy, bởi vì Mặt Trời cũng là một ngôi sao.
Có phải các ngôi sao tồn tại mãi mãi?
Giống như các sinh vật, các ngôi sao cũng sinh ra, lớn lên và cuối cùng thì chết.
Hình minh họa dưới đây cho thấy các ngôi sao chết đi theo hai cách khác nhau. Sau khi chiếu sáng đều đặn trong một thời gian, các ngôi sao phồng to thành sao khổng lồ đỏ (sao kềnh đỏ). Một số sao khổng lồ đỏ co lại thành sao lùn trắng, rồi sau đó thành sao lùn đen. Một ngày nào đó, điều này sẽ xảy ra với Mặt Trời. Một sô ngôi sao khác, từ sao khổng lồ đỏ, phồng to thành sao siêu khổng lồ, rồi nổ tung thành sao siêu mới (siêu tân tinh).
Tại sao các ngôi sao lấp lánh?
Khi nhìn lên bầu trời, chúng ta có thể thấy hàng ngàn ngôi sao đang chiếu sáng, nhuhg chúng không phát ra ánh sáng ổn định. Dường như chúng chỉ lấp lánh, hoặc luôn luôn thay đổi độ chói. Thực ra, chúng liên tục chiếu sáng nhưng những luồng không khí trong bầu khí quyển của Trái Đất bẻ cong ánh sáng từ nhũhg ngôi sao theo các hướng khác nhau. Một sô’ tỉa sáng đó lọt vào mắt chúng ta, còn một số thì bị bẻ cong đi. Vì thế, đối với chúng ta, những vì sao dường như đang lấp lánh.
Các ngôi sao to như thế nào?
Có một ngôi sao mà chúng ta có thể đo được kích cỡ vì nó không quá xa. Đó là ngôi sao của chúng ta – Mặt Trời. Mặt Trời có đường kính gần 1.400.000 km. Các nhà thiên văn cũng có thể tìm ra kích cỡ của các ngôi sao khác. Họ đã phát hiện ra rằng có nhiều ngôi sao nhỏ hơn Mặt Trời và cũng có nhiều ngôi sao lớn hơn rất nhiều. Các nhà thiên văn gọi Mặt Trời là một sao lùn. Họ biết có những sao khổng lồ đỏ lớn gấp hàng chục lần Mặt Trời và những sao siêu khổng lồ còn lớn hơn thế hàng chục lần. Một số sao siêu khổng lồ có đường kính 400 triệu km.
Các ngôi sao nóng đến mức nào?
Các ngôi sao là những quả cầu khí khổng lồ rất nóng, nhung nhiệt độ của chúng rất khác nhau. Các nhà thiên văn có thể biết nhiệt độ của một ngôi sao thông qua màu sắc và độ chói của ánh sáng mà nó phát ra. Những ngôi sao màu hơi vàng như Mặt Trời có nhiệt độ bề mặt khoảng 5.500°C. Trong khi đó, một ngôi sao có màu đỏ mờ chỉ khoảng 3.000°C, còn ngôi sao có màu xanh trắng sáng chói là 30.000°C.
Tại sao một số ngôi sao lại nổ tung?
Những ngôi sao lớn nổ tung khi kết thúc cuộc đời. Chúng phồng to thành những sao siêu khổng lồ. Những ngôi sao này không bền, nên chúng sẽ nổ ra trong một vụ nổ mà người ta gọi là sao siêu mới. Sao siêu mới là những vụ nổ lớn nhất trong vũ trụ, sáng như hàng tỉ Mặt Trời cộng lại.
Punxa là gì?
Một ngôi sao nhổ hơn, sau khi nổ tung như một sao siêu mới, trở thành ngôi sao nhỏ bé mà chúng ta gọi là punxa (pulsar). Khi quan sát từ Trái Đất, ta thấy punxa liên tục sáng lên rồi ẩn đi theo nhịp đều đặn như mạch đập. Nguyên nhân của hiện tượng này là các punxa quay tròn rất nhanh và phát ra những chùm tia năng lượng có dạng như hai dải hẹp (hình phái). Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy ánh sáng từ punxa khi chùm tia này quét nhanh qua chúng ta.
Lỗ đen là gì?
Sau khi một ngôi sao nổ tung như một sao siêu mới, những gì còn lại của ngôi sao đó nhanh chóng co lại. Nếu ngôi sao thực sự lớn thì nó co lại hầu như chẳng còn gì, hay đúng hơn là một vùng không gian nhỏ bé với lực hấp dẫn cực mạnh. Lực hấp dẫn này mạnh đến nỗi vùng nhỏ bé này có thể hút tất cả những vật chất gần đó kể cả các ngôi sao khác. Sở dĩ có cái tên “lỗ đen” là vì sức hút của nó mạnh đến nỗi ngay cả ánh sáng cũng không thoát ra ngoài được.
Nguồn: Sưu tầm