Chuyện là thê này...

Trong khi trò chuyện tư vấn với các mẹ, tôi thường nghe câu này: “Chị ơi, em bị bệnh rỗng tia sữa, không thể nuôi con sữa mẹ hoàn toàn được, vì sữa sản xuất ra bị chảy ra ngoài hết, nên khi con bú thì luôn thiếu sữa cho con!” Các mẹ có biết: Sữa chảy tràn là dấu hiệu đáng mừng của mọi bà mẹ! Điều đó chứng tỏ hormone cân cho việc tạo và tiết sữa đang gia tàng rất dồi dào. Đó không phải là khiếm khuyết, không phải là bệnh như nhiều người nghĩ, khiến nhiều mẹ sữa chảy tràn nhưng luôn nghĩ con mình thiếu sữa, con đói và bổ sung sữa bột cho trẻ em cho con thường xuyên cho đến khi mẹ thật sự giảm/mất sữa.

Như chúng ta đã biết từ bài Ngộ nhận/Giác ngộ 1, cơ chế sản xuất sữa mẹ qua 4 giai đoạn như 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, mùa Xuân mùa Hạ sự sống dâng tràn, cây cối đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái, sữa mẹ tràn trề, có của ân của để. Như dòng suối chảy tràn ở hạ nguồn, không có nghĩa là thượng nguồn sẽ cạn nước. Mà chính là thượng nguồn quá dồi dào nước. Khi sữa mẹ chảy tràn, có nghĩa khả năng tạo sữa của bầu vú mẹ rất tốt, và luôn có thể tạo nhiều hơn khi con bú, đừng lo là : thượng nguồn cạn nước!

Ngày xưa khi nhân loại chưa biết đến kế hoạch hóa gia đình, người ta sinh con trứng : gà trứng vịt, đứa lớn bú bên này đứa nhỏ bú bên kia. Sữa chảy tràn trề trong 6 tuần ị đầu sau khi sinh, giúp cho bà mẹ thoải mái nguồn sữa để nuôi con trong những tháng đầu đời, cho dù sinh đôi, cho dù nuôi cả đứa lớn và đứa bé. Có lẽ ở cái thời xa xưa đó, người ta không có truyền thuyết về bệnh rỗng tia sữa, không ai khủng bố tinh thần người mẹ có bầu sữa chảy tràn, rằng đó là một biểu hiện bầu vú bị khiếm khuyết, rằng họ không thể nuôi con sữa mẹ hoàn toàn.

Sữa mẹ tự chảy trong thời gian cho con bú là biểu hiện tích cực của cơ chế hormone đang phát huy tác dụng.
(Nguồn: Betibuti)