lợn

KHÓ LẮM, KHÔNG LÀM ĐƯỢC

Gặp Cáo, Lợn bảo:

– Anh Cáo đấy à. Tôi đang bí quá, chẳng có gì mà ăn.

– Làm sao mà bí? – Cáo bảo, – Cỏ non, lá rừng, rong rêu đầy ra đấy.

– Khó lắm! – Lợn nản chí bảo. – Kiếm được bãi cỏ non thật không dễ.

– Thì bãi khoai, bãi sắn kia kìa. – Cáo gợi ý, – Lên mà đào bới, còn khối củ sót lại đầy thôi.

Khổ lắm! Đào bới không khéo sứt hết môi mà vẫn đói.

– Không được đâu vì ngộ nhỡ gặp Rắn… – Lợn lo.

– Vậy thì đầm Cả ở bên sông rong rêu tốt rợp lên, tỏi vừa mới qua

đấy. – Cáo gợi ý tiếp.

Không thể được! Qua sông thật nguy hiểm!

Việc gì cũng “khó lắm”, “không thể được”, anh biết những từ ngữ này có ở đâu không? Ở trong từ điển của kẻ lười biếng đấy!

(Theo truyenngan.com)

Lời khuyên

Không có việc gì là khó nếu ta có đủ nhiệt huyết và tài nãng. Khi gặp khó khăn, bạn đừng vội nghĩ đến hai chữ “bỏ cuộc”, vì bỏ cuộc là bạn đã thất bại rồi đấy! Hãy suy nghĩ lạc quan và tích cực tìm giải phápbạn sẽ giải quyết được mọi việc. 

TRẮC NGHIỆM

1. Những khó khăn mà Lợn nêu ra với Cáo trong câu chuyện là gì?

– Kiếm cỏ non không dễ.

– Đào khoai sắn không khéo sẽ sứt hết môi.

– Xuống khe mò cua, bắt ốc hay tôm, cá có thể gặp Rắn.

– Qua sông kiếm rong rêu rất nguy hiểm.

– Tất cả các ý trên.

2. Theo em, thực chất những khó khăn đó Lợn có thể vượt qua được không?

a. Có. Vậy tại sao Lợn lại không dám làm mà đành nhịn đói? Lợn đã thiếu những kĩ năng gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

b. Không. Tại sao vậy? Em hãy viết ra lí do:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

THÌA MUỐI

Có một chàng trai trẻ lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế anh cũng chẳng hứng thú gì trong học tập.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ rổi bảo:

– Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Chàng trai làm theo. “Cốc nước mặn chát!” – Chàng trai kêu lên với thầy

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước rồi bảo:

– Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hổ đi!

– Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào! – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ lên và nếm.

Người thầy chậm rãi nói:

– Ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Những khó khăn đó giống như thìa muối này, nhưng mỗi người sẽ hoà tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hổn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành mặn chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

Lời khuyên

Cần hiểu được rằng, khó khăn hay nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi bạn dám đối mặt và vượt qua nó, bạn sẽ là trưởng thành hơn rất nhiều

TRẮC NGHIỆM

Theo em, người thầy đã dạy cho chàng trai trong truyện những kĩ năng gì? Hãy ghi lại những kĩ nãng đó theo cách hiểu của em:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nguồn: sưu tầm