Chắc hẳn, bạn đã chú ý thấy một hiện tượng kỳ lạ ở sự phát triển của trẻ em hay có lẽ bạn cũng đã từng chứng kiến điều này trong chính gia đình mình. Làm sao hai đứa trẻ được nuôi dạy giống nhau lại phát triển hoàn toàn khác nhau đến thế?

Chúng ta hãy bắt đầu với trường hợp của Tony. Trong suốt thời thơ ấu, việc dạy bảo Tony là một niềm vui sướng, mãn nguyện. Cha mẹ Tony có lúc đã mỉm cười và thầm nghĩ “Làm bố, làm mẹ đúng là dễ như ăn bánh! Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng việc nuôi dạy một đứa bé biết vâng load lại dễ dàng đến thế. Chắc chắn phải có vấn đề gì đó với nhà Bill và Lola ở cuối phố vì họ luôn gặp rắc rối với bé con nhà họ”.

Tony là một đứa trẻ ngoan và dễ bảo. Bố mẹ Tony không khi nào phải phạt bé hay bị bé làm bẽ mặt giữa phố phường. Tony bước qua mỗi giai đoạn phát triển rất nhẹ nhàng và thật vui sướng biết bao khi thấy Tony hòa cùng đại gia đình, ngoan ngoãn vâng lời và xuất sắc trong những năm đầu đi học.

Thế nhưng, trong những năm học cấp hai, mọi chuyện bỗng thay đổi. Cậu bé Tony ngày nào dường như đã biến mất; thay vào đó một cậu Tony mới không được chào đón. Bố mẹ Tony vò đầu bứt tai cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây nên thay đổi này. Liệu đó có phải là do sợ thay đổi từ cấp một lên cấp hai hay không? Không, không thể như vậy được bởi cả giáo viên và môi trường xung quanh Tony đều tuyệt vời. Bác sĩ không hề thấy có vấn đề thể chất đặc biệt nào ở Tony.

Nhưng Tony, theo một cách nào đó, đã trở thành một cậu bé hay bất mãn, ương ngạnh và khó chịu. Điểm số ở trường tụt dốc mà cậu dường như chẳng thèm quan tâm tới nữa. Hon thế, Tony còn liên tục chống đối lại bố mẹ, những người luôn yêu thương cậu. Tony và bố mẹ cậu cố gắng gìn giữ mối quan hệ đang rạn nứt trong suốt thời trung học của cậu. Tony cũng đã vào được đại học, song thậm chí còn không qua nổi năm thứ nhất. Đến lúc đó, cậu đã ngập chìm trong ma túy và vướng vào đủ mọi rắc rối trong ký túc xá. Tony bỏ học, lấy một ít tiền của bố và rời khỏi thành phố – không ai biết chắc chắn lúc này cậu đang ở đâu.

Nhưng với em trai Tony – Rick thì khác. Rick là một cậu bé tự do hon Tonny: nhanh nhẹn hơn, bồng bột hon, dễ cười dễ khóc hơn. Khi Rick còn bé, cha mẹ phải để mắt tới cu cậu tùng phút. Nhưng Rick không phải là một đứa trẻ hư. Rích là một cậu bé lanh lợi và hiếu kì. Cô dì chú bác của Rich thường nói: “Hãy coi chừng, thằng bé sẽ là trung tâm rắc rối”.

Điều đó không hề xảy ra! Rick đã vượt qua tuổi dậy thì và vị thành niên mà không hề gặp phải những biến động thường thấy ở độ tuổi này. Bố mẹ cậu không bị cậu đẩy ra khỏi cuộc sống của mình và vẫn là những người bạn của cậu trong suốt thời kỳ Rich phát triển và trưởng thành. Rick không bao giờ gây rắc rối ở trường, cậu cũng không trở nên nổi loạn hay giận dữ. Do đó, cuộc sống của Rick và sợ chín chắn của cậu ngày càng trở nên sâu sắc và mạnh mẽ hơn, giúp cậu bước vào tuổi trưởng thành dễ dàng.

Điều gì đã tạo nên sự khác biệt đó? Liệu có phải đứa trẻ kia là một “hạt giống xấu”, chịu bất hạnh ngay từ đầu vì một tình cờ ngẫu nhiên nào đó về di truyền học? Nếu trẻ em có thể khác nhau nhiều đến vậy về thái độ, ngay cả trong cùng một gia đình, thì liệu việc bố mẹ dùng phương pháp gì để nuôi dạy con cái còn có thể tạo ra khác biệt hay không?

Câu trả lời tất nhiên là có. Dấu phải thừa nhận những bí ẩn cơ bản trong tâm hồn con người, những ẩn số trong sợ phát triển và trưởng thành nhân cách của mỗi đứa trẻ nhất định, chúng ta cũng nên biết rằng cách nuôi nấng con cái tốt vẫn tạo ra một sự khác biệt lớn. Hiểu được cá tính của từng đứa trẻ – điều gì tạo nên Rick hay Tony hay một đứa trẻ khác – để từ đó nuôi dạy con một cách chủ động.

Chúng ta cũng biết rằng, giống như nhiều nỗ lực khác, cố gắng nuôi dạy con cái tốt đòi hỏi tầm nhìn dài hạn. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn tầm quan trọng của khái niệm đó.