Trong quá trình tái cấu trúc quốc gia vào cuối những năm 1880, cải cách giáo dục đã diễn ra chủ yếu đười tay của Mori. Tuy nhiên, sự tái cấu trúc lại giáo dục đương thời không hề theo chủ nghĩa Anh mà lại được tiến hành theo chủ nghĩa Đức. Sự kiện E.Hausknecht được mời tó giảng dạy với tư cách là chuyên gia người nước ngoài tại đại học văn khoa trực thuộc đại học đế quốc, ông đã làm việc ở đây tới 4 năm chính là biểu tượng của việc du nhập chủ nghĩa Herbart. Hausknecht đã giảng dạy tư tưởng về giáo dục học của J.F. Herbart khi đó đang là đỉnh cao của giáo dục học Đức – cùng với những lưu học sinh từ Đức trở về nước vào cuối những năm 80 thiết lập nền tảng cho sự hoàng kim của giáo dục học chủ nghĩa Herbart diễn ra vào những năm 90. Giáo dục học chủ nghĩa Herbart được coi không chỉ là giáo dục học Đức mà còn là giáo dục học mang tính hệ thống thời hiện đại và nó không chỉ du nhập vào Nhật mà còn trở thành xu hướng mang tính thế giới.

Herbart cho rằng mục đích của giáo dục là xuất phát từ luân lý học và phương pháp giáo dục phải dựa vào tâm lý học. Do đó, giáo dục học được hình thành với tư cách là khoa học tổng hợp. Giáo dục học ở vào thời đại quốc gia chủ nghĩa thường được đưa vào và tiếp nhận vái tư cách như giáo dục học chủ nghĩa quốc gia. Tuy nhiên giáo dục học của Herbart về cơ bản là giáo dục học chủ nghĩa cá nhân. Và giáo dục học chủ nghĩa Herbart được đón nhận cuồng nhiệt ở Nhật cũng chính vì lý do đó.

Tất nhiên, điều đầu tiên cần phải nói tới đó là trào lưu thời đại khi mà ở Đức nó đang là thời kì hoàng kim. Tuy nhiên, điều thứ hai, vượt qua cả điểm nói trên là sự chú ý đến lý luận về mục đích giáo dục “chủ nghĩa luân lý” của giáo dục học Herbart. Năm triết lý về mục đích giáo dục “tự do nội tâm” do Herbart chủ trương đã được Tanimoto Temari, học trò của Hausknecht, chuyển ngữ là “năm quan niệm đạo đức” và được diễn giải theo hướng ngũ luân ngũ thường của Nho giáo, vì thế mà nó trở nên được ưa chuộng. Như vậy có thể thấy rằng lý luận về mục đích giáo dục được chỉnh lý về mặt hình thức đã được kết hợp với luân lý truyền thống của xã hội Nhật Bản. Thứ ba, lý luận về nội dung giáo dục của giáo dục học Herbart mang tính cơ giới và tĩnh tại, những thứ này rất thích họp với nhận thức vấn đề về tiêu hóa tri thức phương Tây kiểu “chất đầy túi” vốn được coi là yêu cầu của thời đại trong quá trình thúc đẩy hiện đại hóa với tốc độ nhanh lúc đương thời.

Thứ tư là do phương pháp giáo dục nổi tiếng của nó. Thuyết tạo ra sợ đối ứng giữa quá trình nhận thức của con người từ “trực cảm” đến “khái niệm” theo tâm lý học biểu tượng được chia làm bốn giai đoạn ứng với bốn giai đoạn của quá trình giảng dạy (thuyết các giai đoạn giảng dạy) đã trùng khít với tình trạng tìm kiếm trật tự và thể chế của quá trình giảng dạy đương thời. Học thuyết về các giai đoạn giảng dạy được Hausknecht giới thiệu nhiều nhất không phải là của Herbart mà là “học thuyết về năm giai đoạn giảng dạy” của Rain – học trò cưng của Herbart (gồm chuẩn bị, đề xướng, so sánh, khái quát, ứng dụng). Lý luận giảng dạy được hệ thống hóa chặt chẽ này đã mang tính cơ giới và hình thức hơn cả lý luận của Herbart. Thứ năm, lý luận về cấu tạo của lĩnh vực giáo dục trong giáo dục học Herbart chính là lý luận giáo dục về quản lý, giảng dạy, đào tạo. Ở mức độ thực tiễn, có thể thấy rằng trước hết trẻ em được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ, giáo viên truyền đạt các nội dung giảng dạy mang tính hệ thống đã được chuẩn bị, và trải qua quá trình đào tạo mà lấp đầy chúng vào trong ý thức của học sinh. Có thể chỉ ra rằng chức năng hình thành ý thức mang tính toàn thể này đã rất phù hợp với sự hình thành ý thức quốc dân mới đương thời.

Sự du nhập giáo dục học chủ nghĩa Herbart thể hiện dưới nhiều dạng thì ở hiện trường giáo dục, nó vẫn nhận được sự đón nhận nồng nhiệt. Từ năm 1900 trở đi do sự tái du nhập giáo dục học giọng Anh-Mỹ mà nó dần bị phê phán, nhưng trong thời gian đó, vói tư cách là giáo dục học mang tính thực tiễn và là khoa học mới nhất, nó đã chi phối toàn bộ thòi đại.

Có thể nói, mô hình giờ học ở trường tiểu học của Nhật Bản đã được tạo ra theo giáo dục học Herbart. Bên cạnh những người được Hausknecht dạy như Tanimoto, ở các trường sư phạm bậc cao, các du học sinh từ Đức trở về và trở thành các nhà giáo dục học tân tiến như Noshiri Seiichi đã dốc toàn tính lực giới thiệu giáo dục học Herbart.