quyết định

Câu 1. Bạn có dựa vào “bản năng” hoặc cảm xúc để nhận biết điều gì là đúng hay sai không? Ví dụ như bạn đã tranh cãi với em gái của mình về chuyện bạn đã hứa giúp em gái làm một món quà sinh nhật cho bà nội, nhưng sau đó bạn lại từ chối.
_______
_______

Câu 2. Bạn có cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm và đưa ra quyết định hợp lí dựa vào tất cả các lí lẽ không? Ví dụ như một người bạn mời bạn đến dự bữa liên hoan tại nhà khi cha mẹ bạn đó đang đi vắng vào cuối tuần, bạn có nghĩ đến tất cả những điểm sai trái hoặc nguy hiểm cũng như những điểu tốt đẹp có thể diễn ra trong tình huống đó?
_______
_______

Câu 3. Bạn có tự mình thực hiện các quyết định quan trọng không?

Nêu ví dụ.
_______
_______
_______

Câu 4. Bạn có tham khảo ý kiến và quan điểm của những người khác trước khi đưa ra quyết định không? Bạn thường hỏi ý kiến của ai?
Nêu ví dụ.
_______
_______
_______

Câu 5. Tại sao bạn nghĩ rằng sẽ là tốt khi sử dụng 8 bước để đưa ra quyết định?
_______
_______
_______

Câu 6. Tại sao bạn nghĩ rằng có một số quyết định khó thực hiện hơn so với những quyết định khác?
_______
_______
_______

Câu 7. Theo bạn, sử dụng 8 bước để đưa ra quyết định có mất thời gian hay không?
_______
_______
_______

Câu 8. Bạn có sử dụng phương pháp này để thực hiện tất cả các quyết định của bạn hay không?
_______
_______
_______

Câu 9. Bạn sẽ sử dụng phương pháp này cho những loại quyết định nào?
_______
_______
_______

Câu 10. Khi nào sẽ là không hợp lí nếu bạn sử dụng phương pháp này?
_______
_______
_______

Nếu bạn trả lời “có” cho câu hỏi 1 và 3 có nghĩa là bạn đưa ra quyết định dựa vào cảm xúc cá nhân.

Nếu bạn trả lời “có” cho câu hỏi 2 và 4 có nghĩa là bạn đưa ra quyết định dựa trên sự phân tích và lôgic.

Giải thích cho những quyết định sai lầm

Có một số người đã đưa ra những lí lẽ biện giải những quyết định sai lầm của họ.

  • Bởi vì tôi muốn như vậy! Bạn chỉ có thể nói điều này nếu bạn sống một mình trên một hòn đảo, nơi không có luật lệ và những mối quan hệ xã hội ràng buộc.
  • Mọi người đều làm thế! Một số người thường cố chối bỏ trách nhiệm về những hành động sai trái của họ như vậy.
  • Tôi có thể làm gì khác đây? Lời nói này cho thấy dấu hiệu thất bại trong việc tìm ra những sự lựa chọn có thể có.
  • Nhưng tôi nói là tôi sẽ làm. Không ai muốn thừa nhận rằng họ sai lẩm, nhút nhát hoặc làm cho người khác thất vọng.

Chúng ta quyết định như thế nào?

Chúng ta không phải là rô-bốt! Chúng ta tạo ra những lựa chọn mỗi ngày. Phẩn nhiều trong số những lựa chọn đó là đúng. Mỗi lựa chọn liên quan đến hàng ngàn thông điệp, giăng mắc bên trong não bộ của chúng ta. Trong một giầy, tâm trí của chúng ta có thể xem xét các sự kiện, khám phá cảm xúc bản thần, nghiên cứu hậu quả, so sánh các giải pháp đối lập lại niềm tin và những ưu tiên của chúng ta, xem xét những gì người khác có thể nghĩ, và sau đó là cung cấp các gợi ý cho hành động.

Quyết định xảy ra một cách nhanh chóng, nhưng những hậu quả có thể kéo dài suốt đời. Đó là lí do tại sao việc xem xét thật cẩn thận là rất quan trọng. Đạo đức có thể giúp đỡ chúng ta trong việc này. Nó định hướng cho cuộc sống. Điểu phải làm thường không phải là điểu dễ làm.

Bạn sẽ phải suy nghĩ, và bạn có thể sẽ phải từ bỏ một số điều mình muốn.


Nguồn: Sưu tầm