Đàn áp tự do tư tưởng và tự do học thuật

Phong trào xã hội những năm 1930 đã tiếp nhận ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa xã hội và sự thành công của cách mạng Nga. Học sinh đương thời nhiệt tình sôi nổi tham gia vào phong trào cải cách xã hội. Các đoàn thể cải cách xã hội, các tổ chức nghiên cứu như Tân nhân hội, Đồng minh những người kiến thiết hay các tổ chức nghiên cứu ở các trường đại học, trường cao đẳng, trường bậc cao trước đó đã đề cập, vào năm 1930, nhanh chóng chuyển từ phong trào dân chủ sang thực tiễn xã hội chủ nghĩa. Trước đó, Nội các Kato Takaaki vào tháng 4 năm 1925 đã ban bố Luật duy trì trị an và năm 1928 (năm Showa thứ 3) toàn bộ lãnh đạo của các đoàn thể nghiên cứu khoa học xã hội của học sinh đồng loạt bị bắt bởi bộ luật này và người ta gọi đây là “Vụ án Liên minh khoa học xã hội học sinh toàn Nhật Bản”. Nhân cớ này, các đoàn thể học sinh bị giải tán. về sau, hầu hết các hoạt động tự do, tự chủ của học sinh từ hội đọc sách cho đến nghiên cứu mang tính cá nhân đều trở thành đối tượng giám sát của nhà trường.

Trong bối cảnh đó, những vụ đàn áp tư tưởng nhắm vào các nhà nghiên cứu, các học giả liên tiếp xảy ra. Tháng 3 năm 1928, liên quan đến “Vụ án ngày 15 tháng 3”, một số lượng lớn các đảng viên cộng sản và những người có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản bị bắt giữ, Omori Yoshitaro (Đại học Tokyo), Kawakami Hajime (Đại học Kyoto) bị đuổi việc. Bên cạnh đó, hàng loạt các giáo sư thể hiện sự đồng cảm với cuộc sống nghèo khổ của người dân và mối quan tâm tới chủ nghĩa xã hội liên tiếp bị sa thải. Tiếp theo trong vụ án Takigawa năm 1933 (Đại học Kyoto), “Vụ án giải thích vị trí Thiên hoàng hoàng vái sự can dự của Minobe Tatsukichi năm 1935, chính quyền còn vót tay đàn áp tối những người nổi tiếng theo chủ nghĩa lập hiến và những người theo chủ nghĩa tự do.

Trong vụ án Tanigawa, tác phẩm Sách đọc về luật hình sự và các hoạt động diễn thuyết của giáo sư Tanigawa Yukitoki bị chính quyền coi là làm chảy chất độc hại xã hội chủ nghĩa vào xã hội và Bộ trưởng Bộ Giáo dục đương thời là Hatoyama Ichiro đã thông qua hiệu trưởng tuyên bố cho ông thôi việc. Để phản đối quyết định này 2/3 số giáo sư tại khoa Luật Đại học Đế quốc Kyoto đã đưa đơn xin thôi việc. Nhân vụ án này vấn đề tự trị và tự do học thuật của các trường đại học đã trở thành vấn đề cốt tủy. Bên cạnh đó, ở “Vụ án giải thích vị trí Thiên hoàng”, học thuyết về vị trí của Thiên hoàng trước đó vốn đã trở nên quen thuộc đối với giới học thuật và giới luật pháp nhưng đứng từ lập trường “quốc thê minh trung” với chủ trương cải tạo quốc gia, quân đội và các đoàn thể phái hữu đã công kích học thuyết này, dẫn đến việc Minobe Tatsukichi buộc phải từ nhiệm nghị viên Viện quý tộc. Nhân vụ án này, sự xâm nhập của quân đội vào chính trị và làn sóng chủ nghĩa quân phiệt trong xã hội được dịp tăng tốc. Thêm nữa, vào tháng 12 năm 1937, luận văn Công luận trung tàm nói về “Chủ nghĩa phi chiến tranh” của Yanagihara Tadao (Đại học Tokyo) và tháng 1 năm 1940 công trình nghiên cứu về lịch sử cổ đại của nhà sử học thực chứng Tsudaso Ukichi (Đại học Waseda) bị cấm phát hành và tác giả bị buộc thôi việc. Sự hạn chế nghiên cứu và trục xuất các học giả khỏi các trường đại học, cao đẳng, các trường bậc cao đã đạt đến quy mô lớn nhất trước cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.Đúng vào thời điểm cuộc khủng hoảng cũng xảy ra tình trạng tìm việc khó khăn được gọi là “Tôi đã tốt nghiệp đại học nhưng…” của các sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Cảnh những sinh viên này hòa vào dòng người xếp hàng dài tìm việc trở thành cảnh quen thuộc hàng ngày. Ví dụ vào đầu những năm 30, tỉ lệ có được việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học là khoảng 40%. Tháng 3 năm 1932, trong số 400 sinh viên tốt nghiệp khoa văn Đại học Đế quốc Tokyo chỉ có khoảng 8 người có việc làm (Từ điển lịch sử Shouta, Sasaki Ryuji chủ biên). Bộ phim Tôi đã tốt nghiệp đại học nhumg… (1929) của đạo diễn Ozu Yasujiro với sự tham gia diễn xuất của Tanaka Minoru, Tanaka Kinuyo đã trở thành tác phẩm gây tiếng vang lớn và làm người dân vô cùng xúc động.

Sự ra đời của Vụ Giáo học trong Bộ Giáo dục

Tình hình học sinh tham gia vào các phong trào xã hội và sự can dự của các học giả vào các phong trào này đã làm cho Khu mật viện, phái bảo thủ trong Viện quý tộc, quân đội, các đoàn thể dân sự phái hữu, các quan chức hành chính có mối quan tâm đến đổi mới giáo học lo lắng.

Trong xu hướng thời đại như thế, tháng 7 năm 1928 (năm Showa thứ 3) Ban Bảo an trong Bộ Nội vụ đã được tăng cường mở rộng và cảnh sát cao cấp đặc biệt phụ trách điều tra tư tưởng được bố trí khắp toàn quốc. Bên cạnh đó trong đội hiến binh cũng thiết lập bộ phận đảm nhận công việc liên quan đến tư tưởng. Tháng 12 năm 1928, Thủ tướng Tanaka Giichi, xuất thân từ lục quân, đã lập kế hoạch phong trào tổng động viên giáo hóa với mục đích “1, làm rõ quan niệm quốc thê) nâng cao tinh thần quốc dân. 2, cải thiện đời sống kinh tế, nuôi trồng quốc lực”. Tanaka đã tổ chức Hội liên hiệp đoàn thể giáo hóa trung ương, tổng động viên hành chính địa phương, các đoàn thể giáo dục xã hội, đoàn thanh niên, các đoàn thể tôn giáo, đoàn thể quân nhân nghỉ hưu, phát hành tạp chí phục vụ “Quốc thể minh trong”, tổ chức các buổi diễn thuyết, chế tạo, phân phát các áp phích, tờ rơi, tóm lại là tiến hành định hướng tư tưởng trên phạm vi toàn quốc. Phong trào này về sau, trong thể chế thời chiến sau khi chiến tranh Trung – Nhật nổ ra, với tư cách là phong trào “Tổng động viên tinh thần quốc dân” đã đạt đến đại quy mô và nhấn mạnh thêm tính tư tưởng trong việc nâng cao tinh thần Nhật Bản với tư cách là phong trào nuôi dưỡng quan niệm quốc thể, giương cao “toàn quốc nhất trí”, “tận trung báo quốc”, “kiên nhẫn trì cửu” được triển khai ngày một rộng lớn.

Đối với tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa tự do dân chủ phương Tây thì việc đối phó tiêu cực bằng cách “điều tra” là chưa đủ, chính phủ đương thời còn tìm kiếm phương thức đối kháng tích cực bằng tư tưởng. Để tạo ra nội dung của khái niệm quốc thể mơ hồ tháng 8 năm 1933, Viện Nghiên cứu văn hóa tinh thần quốc dân thuộc Bộ Giáo dục được thành lập. Tại đây, những nghiên cứu về các phương diện của khái niệm quốc thể và tinh thần quốc dân được tiến hành, đồng thời nó đảm nhận luôn cả công việc cải tạo tư tưởng đối với những nhân vật được chú ý hay những người bị bắt trong các phong trào học sinh, phong trào xã hội.

Trong Cục Hành chính, để’ giám sát hoạt động của học sinh, tháng 10 năm 1928, Ban Phụ trách học sinh trong Cục Học vụ chuyên môn Bộ Giáo dục được thành lập, cơ quan này về sau mở rộng thành Bàn Học sinh, Cục Tư tưởng (6/1934). Thêm nữa vào tháng 7 năm 1937, sau khi chiến tranh Trung – Nhật bắt đầu, nó được cải tổ và đổi tên thành Cục Giáo học. Cải cách giáo học được tiến hành với vai trò trung tâm của Cục Học vụ và Viện Nghiên cứu văn hóa tinh thần quốc dân. Đặc biệt ở Cục Giáo học đã tập trung những nhân vật quan liêu thuộc phái chủ nghĩa tinh thần và những người theo chủ nghĩa quốc gia như Kawahara Shunsaku, Asahina Sakutaro. Dưới sự chỉ đạo của Cục Giáo học này, trong đó chủ yếu là hoạt động của nhân viên thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa tinh thần quốc dân, các cuốn sách minh họa cho lí luận quốc thể chính thống như: Ý nghĩa thực sự của quốc thể (5/1937), Con đường thần dân (7/1941), Khái quát về quốc sử (Quyển thượng, 1/1943) được phát hành. Nguồn gốc của đất nước Thiên hoàng, lối sống của thần dân đất nước Thiên hoàng và “sứ mệnh mang tầm thế giới trong việc kiến thiết trật tự mới & Đông Á” được làm rõ và chúng đã trói buộc tinh thần quốc dân trong suốt thời kỳ có chiến tranh.

Phong trào giáo dục chủ nghĩa xã hội

Giống như đã trình bày ở phần trước, phong trào Tân giáo dục thời Taisho, phong trào văn hóa đã tiếp nhận ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa xã hội. Trong đó sự tiếp nhận ảnh hưởng chủ nghĩa xã hội của Hội Khai sáng công đoàn giáo viên Nhật Bản do Shimonaka Yasaburo và những người khác thành lập vào tháng 1 năm 1920 (năm Taisho thứ 9) là tiêu biểu.

Trong quá trình giao lưu với những người như Tamero Goro thuộc Đảng Xã hội dân chúng, Asano Kenshin trở về từ Liên Xô, “Phong trào tái kiến thiết” của những giáo viên trẻ thuộc Hội khai minh như Onishi Goichi, Ikeda Taneo đã ra đòi. Phong trào này với vai trò trung tâm của nhà lí luận Yamashita Tokuji, các giáo viên trẻ, nhà tâm lí học trẻ của Đại học Đế quốc Tokyo như Hatano Kanji, Yoda Arata, Masaki Masashi, các giáo viên vốn là sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm Toyoshima phủ Tokyo, trường sư phạm Aoyama như Masubuchi Minoru, Yamaguchi Chikaji, Honjo Mutsuo đã dẫn đến sự thành lập của Công đoàn lao động giáo dục và “Viện Nghiên cứu tâm giáo dục” vào tháng 8 năm 1930 (năm Showa thứ 5). Hai tổ chức này về sau trở thành Ban Công đoàn lao động giáo dục nằm dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội công đoàn lao động toàn Nhật Bản (tổ chức công đoàn phái tả tiếp nhận sự lãnh đạo của Quốc tế cộng sản) và Liên minh văn hóa vô sản. Hai tổ chức này đã triển khai các phong trào giáo dục vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nhật Bản.

Tạp chí Tâm giáo dục của Viện Nghiên cứu tâm giáo dục tuyên bố: “Một khi nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo nên những thành viên của xã hội cần kiến thiết trong tương lai thì giáo dục ngày mai sẽ là vì giai cấp mới và vì chính bản thân nền giáo dục mới. Bỏi vậy giáo dục với tư cách là khả năng nói tạo nên sự phát triển của lịch sử của xã hội, trong sự tự giác của mình sẽ giương cao công cuộc kiến thiết mang tính khoa học tạo ra nền giáo dục mới với tư cách là một bộ phận trong sợi dây chuyền khoa học vô sản quốc tế (số tháng 9/1930).

Phong trào giáo dục vô sản đến giữa những năm 1930 đã triển khai ra khắp toàn quốc, phê phán giáo dục dưới thể chế Thiên hoàng, phê phán giáo dục phát-xít, ủng hộ chế độ tự chủ biên tập nội dung giáo dục, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hội tự trị, ủng hộ kháng nghị của công nhân, tiểu nông, tổ chức phong trào Pioneer), thêm nữa còn tiến hành các hoạt động khác như tổ chức hóa các công đoàn giáo viên, động viên tham gia các phong trào chính trị…

Bên cạnh đó, với tư cách là phong trào giáo dục phái tả còn có sự triển khai sôi nổi của phong trào Công đoàn nông dân toàn quốc và phong trào Pioneer của Hiệp hội công đoàn lao động toàn Nhật Bản, thêm nữa phong trào của tổ chức Suihei cũng phát triển mạnh mẽ. Phần lớn trong số các phong trào này đều có sự phối hợp hoạt động vái Viện Nghiên cứu tâm giáo dục, phong trào của công đoàn lao động giáo dục và điều này cho thấy sức ảnh hưởng lớn của phong trào giáo dục chủ nghĩa cộng sản đương thời.

Tuy nhiên, cùng với các phong trào đều đặn, hàng ngày ủng hộ các hoạt động kháng nghị đang diễn ra sôi nổi thì phong trào đương thời lại bị đặt dưới chế ước mang tính tổ chức là phải ưu tiên tất cả những chỉ thị của quốc tế cộng sản. Thêm nữa, với tư cách là nhận thức đối với thời đại, sự phán đoán rằng dư<ối sự khủng hoảng cách mạng đang tới gần cũng tồn tại và nó thể hiện khuynh hướng nhất thể hóa tất cả các hoạt động thành phong trào chính trị. Đặc biệt dưới tình huống “cách mạng” như vậy, những cuộc đấu tranh nhằm vào xã hội dân chủ chủ nghĩa được ưu tiên. Để sử dụng “lí luận đả phá xã hội dân chủ chủ nghĩa” phong trào đã trở thành mũi nhọn vì thế đã thiếu đi sự mở rộng phong trào trong quần chúng. Kết cục là vào khoảng năm 1933,1934 những phong trào này bị đàn áp và biến mất.

Phong trào viết văn về đời sống

Phong trào viết văn theo đề tài tự chọn của Ashida Nosuke, phong trào văn hóa thiếu nhi Akai Tori vốn đóng vai trò lớn trong phong trào cải cách giáo dục những năm 1910,1920, bước vào những năm 1930 được gọi là Phong trào viết văn về đời sống và được triển khai toàn diện với tư cách là phong trào mới. Ở đây, viết văn đã vượt ra khỏi cái khung của một cuộc cải cách môn viết văn hay cải cách văn hóa thiếu nhi, trở thành phương pháp chỉ đạo đời sống, thuộc một trong những phương pháp làm dự án nhằm giúp cho trẻ em thoát ra khỏi bối cảnh kinh tế, xã hội khó khăn lúc đương thời. Phương pháp này đã được xã hội đón nhận nồng nhiệt.

Đặc biệt phong trào viết văn ở khu vực Đông bắc, nói cuộc khủng hoảng nông thôn diễn ra gay gắt, được gọi là “giáo dục tỉnh Bắc phương” và được xã hội chú ý.

Lý luận và thực tiễn giáo dục hướng trẻ em viết chân thực về môi trường cuộc sống bi thảm, điều kiện giáo dục của mình, làm cho trẻ em nắm vững thế giới hiện thực và thông qua đó giúp các em hiểu xã hội, lịch sử, tự nhiên, đời sống và dẫn dắt tới giải quyết vấn đề, đã đóng vai trò lớn vào việc hình thành năng lực giải quyết vấn đề ở trẻ em đồng thòi khoi gơi ở các em lòng ham sống. Không chỉ có vậy, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc nhấn mạnh quyền sinh tồn của trẻ em trong tình huống khắc nghiệt đương thời của xã hội. Phong trào viết văn ở tỉnh Yamagata trong thực tiễn giáo dục của Kokubun Ichitaro, Murayama Toshitaro, “giáo dục Bắc phương” ở Akita của Narita Hisashi, muộn hơn một chút là hoạt động của “Giáo dục Bắc Nhật Bản” của Liên minh giáo dục quốc ngữ Bắc Nhật Bản, là những phong trào được xã hội biết tái.

Bên cạnh giáo dục phía bắc thì viết văn về đời sống (phát hành số đầu tiên vào tháng 10/1929) của Nomura Yoshibe, Sasaoka Tadayoshi Ở Tokyo đã được chào đón ở các trường tiểu học với tư cách là tạp chí lí luận đóng vai trò trung tâm. Thực tiễn và lí luận của Mineji Mitsushige ở Tottori, Sasai Hideo, nhà xuất bản giáo dục Hakudoshi và tạp chí Đất nước-Ngôn ngữ-Con nigeria được gọi là “giáo dục tính Nam phương” đường thòi rất nổi tiếng. Phong trào viết văn miêu tả đời sống những năm 1930 đã tạo ra một lượng thực tiễn giáo dục khổng lồ trên khắp các địa phương toàn quốc. Trong số phong trào văn hóa được tiến hành bởi các giáo viên thì phong trào thể hiện được sức ảnh hưởng lớn tới xã hội như phong trào này cả trước đó và về sau này đều không có mấy. Tsurumi Shunsuke đã đánh giá rất cao phong trào khi cho rằng phong trào này đã lần đầu tiên sinh ra phong trào văn hóa, tư tưởng tự lập ở Nhật Bản (Tư tưởng hiện đại, Tsurumi Shunsuke, Kumo Osamu,). Tuy nhiên do sự đàn áp bắt đầu từ năm 1940, phong trào viết văn tại tỉnh Yamagata đã biến mất sau một vài năm.

Trong thời kỳ này, phong trào giáo dục vô sản song hành với phong trào viết văn về đời sống và muộn hơn một chút là phong trào đòi sống trường học do Nomura Shibe, Tokuda

Ren lãnh đạo (tạp chí ngôn luận Đời sống trường học được phát hành số đầu tiên vào tháng 1/1935). Bên cạnh đó, theo lời kêu gọi của các nhà giáo dục, nghiên cứu trẻ em như Kido Mantaro, Tomoka Kiyo, Hội nghiên cứu khoa học giáo dục, đoàn thể có sự liên kết giữa giới học thuật và giáo viên được thành lập (5/1937), cơ quan ngôn luận là tạp chí Nghiên cứu khoa học giáo dục phát hành số đầu tiên vào tháng 9 năm 1939. Tổ chức này đã tạo ra nhiều thành quả lớn tuy nhiên nó đã bị chính quyền đàn áp, rất nhiều thành viên bị bắt và đến năm 1941 thì bị buộc giải tán. Từ đây trở đi, phong trào của các nhà nghiên cứu giáo dục, giáo viên vốn đã tạo ra nhiêu thành quả đáng tự hào hầu như đều lâm vào tình cảnh bị phá hoại và giải tán.