bầu trời

Bầu trời đêm là một trong những cảnh tượng đẹp nhất của thiên nhiên, với vô số vì sao lấp lánh trong màn đêm đen thẫm. Thiên vàn học, ra đời từ khi con người bắt đầu nghiên cứu các ngôi sao trên bầu trời đêm, là một trong những ngành khoa học lâu đời nhất.

Chúng ta có thể nhìn thấy gì?

Mặc dù chỉ nhìn bằng mắt thường chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều thứ trên bầu trời đêm, nhưng bằng ống nhòm và kính viễn vọng chúng ta còn nhìn thấy nhiều hơn nữa. Khi nhìn bằng mắt thường, Mặt Trăng trông nhỏ bé và chúng ta chỉ nhìn thấy vài nét đặc trưng của nó. Qua ống nhòm và kính viễn vọng, Mặt Trăng trông to hơn nhiều và chúng ta có thể nhìn thấy các hố trên bề mặt của nó.

Ai đã phát minh ra kính viễn vọng?

Năm 1608, một người Hà Lan tên là Hans Lippershey đã chế tạo ra chiếc kính viễn vọng đầu tiên. Nhưng Galileo – người Italy – mới là người đầu tiên sử dụng kính viễn vọng đê nghiên cứu bầu trời đêm. Lần đầu tiên ông quan sát bầu trời là vào mùa đông năm 1609-1610. Ông đã quan sát kĩ những mặt trăng của sao Mộc, các hố trên bề mặt Mặt Trăng của Trái Đất, và những vết đen trên Mặt Trời. Chiếc kính viễn vọng của Galileo khá nhỏ. Những kính viễn vọng “trên không” sau này dài khoảng 50m.

Con người bắt đầu nghiên cứu các ngôi sao từ khi nào?

Chắc hẳn con người đã ngắm sao từ thời tiền sử. Nhưng có lẽ người ta chỉ mới bắt đầu nghiên cứu bầu trời đêm một cách nghiêm túc từ cách đây khoảng 5.000 năm. Những nền văn minh sơ khai vùng Trung Đông đã để lại những ghi chép về quan sát của họ. Người Babylon quan sát thiên vãn rất giỏi. Và chúng ta biết là người Ai Cập cũng vậy, bởi vì họ đã xây dựng các kim tự tháp theo một số chòm sao. Ớ Anh, vào khoảng năm 2.800 trước Công nguyên, có lẽ người ta đã xây dựng Stonehenge (vòng tròn đá khổng lồ) như một dạng đài thiên văn, những tảng đá được đặt theo quy luật để chỉ vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng vào các mùa. Các nhà thiên văn học Trung Quốc và Maya cổ đã để lại những tài liệu ghi chép chính xác về quan họ.

Kính viễn vọng vô tuyến hoạt động như thế nào?

Ngoài sóng ánh sáng, các ngôi sao còn phát ra sóng vô tuyến. Các nhà thiên văn đã chế tạo kính viễn vọng bắt được sóng vô tuyến này. Kính viễn vọng vô tuyến không giống như kính viễn vọng ánh sáng. Hầu hết kính viền vọng vô tuyến đều có một đĩa phản xạ bằng kim loại có thê nghiêng và quay theo các hướng của bầu trời. Đĩa này bắt sóng hoặc tín hiệu vô tuyến, rồi hội tụ vào một ăng ten. Những tín hiệu này được gửi đến máy thu, sau đó được đưa vào máy tính đê chuyển thành hình ảnh.

Kính viễn vọng vũ trụ có gì đặc biệt?

Trong những năm gần đây, kính viễn vọng vũ trụ đã đem lại những khám phá vượt bậc. Trong vũ trụ, kính viễn vọng có thể quan sát bầu trời đêm rõ hơn nhiều so với quan sát từ Trái Đất. Ngoài ra, kính viễn vọng vũ trụ còn thu nhận được những tia không thể nhìn thấy, chẳng hạn như tia X – loại tia không thể xuyên qua tầng khí quyển.

Các nhà thiên văn học làm việc ở đâu?

Các nhà thiên vãn học quan sát sao từ đài thiên văn. Trên những đài thiên văn này, người ta đặt những kính viền vọng lớn thu nhận ánh sáng từ các ngôi sao nhờ những tấm gương cong. Một số tấm gương có đường kính khoảng 10 m. Các nhà thiên vãn thời nay thường không nhìn qua những kính viễn vọng này. Họ sử dụng chúng như những máy quay phim khổng lồ và để chụp ảnh. Ngày nay, đa số các đài thiên văn được dựng trên núi, nơi không khí trong lành và thoáng sạch hơn.

Đố nhanh

Ngành nghiên cứu về các vì sao gọi là gì?

A. Du hành vũ trụ

B. Thiên văn học

C. Hành tinh học

Ai là người đầu tiên nghiên cứu sao bằng kính viễn vọng?

A. Người Anh cổ

B. Người Maya

C. Galileo

Một sô kính viễn vọng “trên không” đầu tiên dài bao nhiêu?

A. 5 m

B. 50 m

C. 150 m

Những đài thiên văn hiện đại được dựng ở đâu?

A. Trên Mặt Trăng

B. Trên núi

C. Trong thung lũng